image banner
Luu Thi Huong Thu LTT

“Hôm nay các em tự hào về nhà trường, ngày mai nhà trường tự hào về các em!”.

Khẩu hiệu ấy ai cũng có thể dễ dàng nhìn thấy ngay khi đến với trường THCS Lý Tự Trọng, phường Gia Viên, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng. Một câu khẩu hiệu ngắn gọn nhưng đủ để thấy được sự nỗ lực cống hiến đến nhường nào cho sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ của nhà trường.

Trường THCS Lý Tự Trọng, Hải Phòng: Không ngừng cố gắng đổi mới, nâng cao  chấtĐược thành lập từ những năm 1970, là một trong những trường chuyên văn đầu tiên của miền Bắc, trường THCS Lý Tự Trọng đã đào tạo nên biết bao nhân tài cho đất nước. Những nhân tài ấy vẫn đang miệt

mài dựng xây Tổ quốc, và cứ mỗi dịp 20/11 hàng năm lại tụ hội về trường dâng tặng những đóa hoa thơm để tỏ lòng tri ân đến các thầy cô giáo. Chúng ta không thể nào quên những cái tên đã làm nên tiếng vang cho mái trường như Nhà giáo nhân dân Tống Thị Quý, cô Phạm Thị Nhung, cô Trần Thị Hiển… Gắn bó với mái trường từ những ngày đầu thành lập, điều kiện cơ sở vật chất đơn sơ nhưng chưa bao giờ các thầy cô để các em học sinh thiếu thốn về kiến thức. Họ - những người cần mẫn thắp lên ngọn đèn tri thức – vẫn miệt mài bên trang giáo án, luôn tìm tòi sáng tạo những cách dạy hay, để kéo gần bài giảng đến các em học sinh sao cho dễ dàng nhất.

Không chỉ những thế hệ đi trước, thế hệ nhà giáo trẻ hiện nay cũng đã mang về nhiều thành tích, góp phần không nhỏ trong việc khẳng định vị thế trường THCS Lý Tự Trọng trong quận Ngô Quyền. Trong số đó, không thể không kể đến thầy giáo Nguyễn Văn Dương – một thầy giáo trẻ, một đảng viên, một tấm gương “dân vận khéo” và chuyển đổi số với tuổi đời và tuổi nghề chưa cao nhưng tinh thần trách nhiệm, sự nghiêm túc với nghề cùng khả năng sáng tạo vô biên đã khiến nhiều người phải nể phục.

 

Sinh ra và lớn lên tại huyện An Dương, nhưng từ những ngày đầu lập nghiệp, thầy đã chọn mảnh đất Ngô Quyền như một nơi hứa hẹn để đơm hoa, kết trái. Và quả thật, người chọn đất, đất hợp người, khi dừng chân tại trường THCS Lý Tự Trọng, thầy đã kế thừa và phát huy truyền thống dạy tốt – học tốt mà những thế hệ trước gây dựng. Con đường đến với giáo dục của thầy có lẽ hoàn toàn là do số phận sắp xếp. Theo như lời các thầy cô công tác lâu tại trường kể thầy đã nộp đơn vào trường, được sự đồng ý của Hiệu trưởng nhưng rồi lại vào miền Nam công tác. Hai năm sau, thầy bất ngờ trở lại, cũng với lá đơn xin việc cũ và trở thành thành viên không thể thiếu của trường. Thầy không dạy Văn hay Toán – những môn thu hút nhiều học sinh theo học. Thầy chọn một môn có chút khô khan, khó hiểu nhưng lại cần thiết trong thời đại công nghệ hiện nay: môn Tin học. Tôi đã từng nghĩ môn Tin chỉ là môn học nghề. Song có lẽ, những gì mà thầy Dương làm được với môn học ấy đã khiến tôi thay đổi cách nhìn nhận.

Bắt đầu giảng dạy từ năm 2010, đến nay thầy mới chỉ gần 11 năm công tác, nhưng thành tích mà thầy đem lại cho nhà trường đã khiến trường THCS Lý Tự Trọng – quận Ngô Quyền – thành phố Hải Phòng trở thành điểm sáng về môn Tin học. Giống như bao giáo viên trẻ khác, thầy hăng say với nghề lắm. Nhà xa, trường bắt đầu học từ sớm, nhưng chưa bao giờ tôi thầy thầy đến muộn. Thầy còn luôn là người về muộn nhất trường vì bận bồi dưỡng đội tuyển, bận tạo ra những mô hình chuyển đổi số trong giáo dục điển hình như phát triển những kiến thức khoa học gắn liền và ứng dụng của chúng trong thực tiễn qua các sản phẩm về y tế, viễn thông,…..

Con mắt của thầy tài lắm, thầy có thể phát hiện ra những em có năng lực phù hợp với môn Tin chỉ trong 1, 2 tiết giảng dạy trên lớp. Tôi đã từng ngạc nhiên khi một lần ghé thăm lớp bồi dưỡng đội tuyển của thầy. Có em thông minh, học tốt các môn, nhưng cũng có em trên lớp dường như chẳng phát biểu đến một lần, điểm số các bài kiểm tra cũng chỉ ở mức Khá… Ấy thế mà em nào vào đội của thầy, cố gắng đi đến cùng thì đều có thành tích cao, không chỉ trong Quận, trong thành phố mà cả Quốc gia. Phải chăng vì vậy mà lớp của thầy lúc nào cũng đông và đủ hơn các môn bồi dưỡng khác? Tôi đã thử tìm hiểu nguyên nhân bằng cách trực tiếp dự một giờ học đội tuyển của thầy. Không khí lớp học như căng ra vì bài khó, mỗi học sinh được giao những dạng bài khác nhau phù hợp với năng lực… Khuôn mặt các em tập trung hết mức có thể để giải bài tập. Những lúc như vậy,

 

thầy lại kể một câu chuyện vừa là gợi ý, vừa để giúp các em bớt đi căng thẳng. Và nó đã thực sự hiệu quả. Hầu hết các em đều giải được bài trong sự vui mừng sung sướng. Tôi cũng bị cuốn theo sự hăng say của các em. Quả thật, thầy đã lan tỏa tình yêu môn học sang các em bằng cách dung dị như thế đấy. Bởi vậy, tôi mới thấy những ánh mắt rạng ngời của các em khi đến giờ bồi dưỡng. Ngày nào tôi cũng thấy phòng đội tuyển Tin sáng đèn, nhưng chưa ngày nào vắng mặt học sinh… Các em khổ luyện đến những ngày cuối cùng đi thi, và sau cuộc thi, em nào cũng ra về với gương mặt phấn khởi… Thầy Dương và các em đã đem về cho trường những thành tích vẻ vang. Đáng kể như:

  • Năm học 2017 - 2018: trường đạt 01 Nhất + 01 Nhì Tin học cấp Quận; 01 giải Nhất và 01 giải Nhì hội thi Tin học Trẻ thành phố; 01 giải Nhất + 01 giải Nhì cấp Thành phố; 1 giải Khuyến khích cấp Quốc gia Tin học trẻ.
  • Năm học 2018 – 2019: Hướng dẫn dự án tham dự thi Khoa học kĩ thuật cấp thành phố đạt 1 giải Nhì, hướng dẫn nhóm HS thi sáng tạo kĩ thuật thanh thiếu niên nhi đồng thành phố năm 2016 đạt 1 giải Ba, 1 giải Khuyến khích Tin học trẻ toàn quốc.
  • Năm học 2019-2020: đạt 01 giải Nhất cấp thành phố môn Tin học trẻ, 01 giải nhất, 01 một giải nhì học sinh giỏi cấp quận. Hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học kĩ thuật: 1 giải tư cấp thành phố, 1 nhì cấp quận.
  • Năm học 2022-2023: Đạt 01 giải Nhất môn Tin học lập trình cấp thành phố, 01 giải nhì môn Tin học câp Thành Phố, 01 giải Nhì, 01 giải Khuyến khích cuộc thi Tin học trẻ khu vực phía Bắc

 

 

 

 

 

Thành công của trò là niềm vui của thầy

 

d4.JPGVới bề dày thành tích đạt được, năm học nào thầy cũng là chiến sĩ thi đua cơ sở, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và nhận được nhiều giấy khen do Ủy ban nhân dân thành phố, Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng cấp như:

- Bằng Lao động sáng tạo của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam.

  • Bằng khen “Nhà giáo trẻ tiêu biểu” cấp thành phố lần thứ II do Ban chấp hành Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh thành phố Hải Phòng khen tặng.
  • Giấy khen Đạt giải thưởng “Nhà giáo tiêu biểu” năm 2019 do Giám, đốc sở Giáo dục và đào tạo thành phố Hải Phòng khen tặng.
  • Bằng khen “Nhà giáo trẻ tiêu biểu” do Trung Ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh khen tặng.
  • Bằng khen Đạt giải thưởng “Nhà giáo tiêu biểu” năm 2020 và năm 2023,

do Bộ giáo dục và đào tạo khen tặng.

 

 

 
 
 

 

Vinh dự thay khi những cống hiến của thầy đã được ghi nhận Không chỉ đóng góp đáng kể trong sự nghiệp trồng người, thầy Nguyễn Văn Dương luôn tìm tòi, đổi mới công nghệ thông tin, tích cực chuyển đổi số trong giáo dục, hăng hái tham gia các cuộc thi sáng tạo do Quận và thành phố tổ chức. Năm học 2016 – 2017, thầy đã cùng hai em học sinh là Nguyễn Duy Thắng và Hoàng Ngọc Quỳnh thiết kế thành công mô hình “Điều khiển thiết bị điện bằng sóng điện thoại”. Mô hình này đã vinh dự đạt giải Nhì cấp Thành phố cuộc thi

 

Sáng tạo Khoa học kĩ thuật” và mang về tiếng vang lớn cho trường THCS Lý Tự Trọng. Liên tiếp những năm sau đó, thầy đã xây dựng nhiều sản phẩm khoa học kĩ thuật mang ý nghĩa thực tiễn cao, có thể kể đến như: phần mềm SKID hệ thống cảnh báo bạo hành trẻ em tại trường mầm non” giúp phát hiện những hành vi bạo lực, hay “Hệ thống đo thân nhiệt và khử khuẩn tự động” với nhiều tính năng ưu việt hơn những máy khử khuẩn tự động thông thường...

     

“Hệ thống đo thân nhiệt và khử khuẩn tự động” “Hệ thống cảnh báo bạo hành trẻ em”

Không dừng lại ở đó, thầy Nguyễn Văn Dương còn áp dụng và sáng tạo các phần mềm phù hợp trong giảng dạy và công tác tuyển sinh cũng như công tác quản lý điểm số học sinh.

Năm học 2016 – 2017 là năm đầu tiên áp dụng ba môn thi vào THPT: Văn

– Toán – Tổ hợp. Đáng nói nhất phải kể đến môn Tổ hợp (bao gồm các môn: Lý, Hóa, Sinh, Địa, Sử, GDCD, Tiếng Anh). Năm học ấy cũng là năm học giáo viên khối 9 rất vất vả để chấm bài, lọc điểm từng phân môn để đánh giá kết quả của các em. Ngay lập tức, thầy Dương đã làm ra một phần mềm có khả năng tính điểm chung và lọc điểm riêng từng phân môn trên máy với tên gọi “SQUIZ V2.0 – Chấm bài thi trắc nghiệm bằng máy photocopy”. Cái hay của phần mềm là kết quả có ngay sau khi các em làm bài kiểm tra. Điều này đã tiết kiệm được rất nhiều thời gian, công sức, lại đảm bảo tính khách quan, độ chính xác cao, đánh giá đúng năng lực hiện tại của học sinh ngay trên bài thi. Đây là điều trong toàn quận, toàn thành phố, tại thời điểm đó, chưa có trường nào làm được! Từ đó đến nay, phần mềm này đã được nhà trường ứng dụng trong các kì thi cho học sinh lớp 9. Chính bởi vậy, thầy đã góp phần giúp nhà trường 5 năm liền được nhận cúp vinh danh là đơn vị tiêu biểu trong ứng dụng CNTT vào quản lý và giảng dạy.

 

Lật qua bảng thành tích mà thầy đạt được, mọi người trong trường tôi, từ học sinh đến giáo viên đều yêu mến thầy. Tiếp xúc với thầy, hầu như ai cũng thấy dễ chịu bởi tính cách khiêm nhường và giản dị. Lúc nào thầy cũng mặc bộ sơ mi đơn giản, đi đôi dép quai hậu đã cũ, giọng nói nhỏ nhẹ, hay cười… Học sinh không chỉ trong trường, mà ngay cả khi đã trưởng thành cũng vẫn nhớ và thường xuyên về thăm thầy. Điều này khiến tôi vui lây trước thời đại tình cảm thầy – trò đang dần vơi nhạt. Với đặc thù trường nhỏ trong Quận, ít giáo viên, nên ngoài công tác giảng dạy trên lớp, thầy còn tham gia vào các hoạt động tập thể của trường. Thầy hỗ trợ âm thanh, loa máy trong các buổi tổ chức chuyên đề, làm nhạc, cắt phim, hướng dẫn về mảng công nghệ thông tin cho các giáo viên khác như nhập học bạ điện tử cho các em học sinh. … Chưa lúc nào tôi thấy thầy từ chối khó khăn mà luôn biết sắp xếp thời gian để hoàn thành tốt tất cả. Mong rằng những tấm gương điển hình như thầy đã, đang và sẽ tiếp tục được nhân rộng trong phong trào thi đua "Dân vận khéo" của ngành Giáo dục nói riêng và phong trào thi đua “Dân vận khéo” của quận Ngô Quyền nói chung.

TIN MỚI NHẤT
Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 0
  • Tất cả: 0